BÍ KÍP “ĐÁNH BAY” CHỨNG SỢ SÂN KHẤU

Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong việc giao lưu kết bạn, mạnh dạn trình bày trước đám đông – đây là những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện đại giúp các bạn trẻ học tập và làm việc một cách hiệu quả. Thế nhưng, trên thực tế cho thấy, còn rất nhiều bạn có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp, ngại đám đông, đặc biệt là hội chứng sợ sân khấu. Do đó, việc trang bị cho bản thân những kỹ năng vàng để “đánh bay” chứng sợ sân khấu và mạnh dạn trình bày trước đám đông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp Teen luôn tự tin toả sáng.

Ngày nay, hiện tượng căng thẳng, sợ hãi khi đứng trên sân khấu là điều hết sức bình thường, vì ngay cả những diễn giả có kinh nghiệm phong phú cũng thường xuyên cảm thấy căng thẳng khi phát biểu trước đám đông. Thông thường, những người mắc chứng sợ sân khấu sẽ có những biểu hiện như: chân tay run rẩy, mặt đỏ, ruột gan cồn cào, buồn nôn, đau bụng, tim đập nhanh, khó thở, nói năng lắp bắp, căng cơ, đầu óc trống rỗng, nhói ngực, toát mồ hôi hột, chỉ muốn trốn đi để không ai nhìn thấy mình. Những phản ứng và cảm xúc căng thẳng ấy đa phần bắt nguồn từ những nguyên nhân như: quá quan tâm tới kết quả buổi thuyết trình, quan tâm tới đánh giá của người nghe, sợ bị quên nội dung nói, sợ bị mắc lỗi trước đám đông, quá khứ từng bị trêu chọc hay vốn có tật nói ngọng, nói lắp, nói không rõ từ.

Dù khó khăn của mỗi người là khác nhau, nhưng khi tìm ra được nguyên nhân của nỗi sợ hãi và lo lắng thì ta sẽ luôn có giải pháp để khắc phục những điều này. Vậy làm thế nào để bạn trở thành người tự tin toả sáng trên sân khấu? Trong bài viết dưới đây, SUNNYCARE sẽ chia sẻ với bạn đọc những bí kíp giúp bạn “đánh bay” chứng sợ sân khấu một cách hiệu quả.

  1. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi lên sân khấu

Trước khi lên sân khấu, bạn hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và chấp nhận sự thật rằng mình đang căng thẳng và sợ hãi, sau đó động viên bản thân bằng những lời khẳng định như: “Mình đã cố gắng hết sức để chuẩn bị rồi”, “Lên sân khấu mình sẽ thể hiện thật tốt, sẽ nói năng thật trôi chảy” hoặc “Mình nhất định sẽ làm được thôi”… Chúng ta không thể ép buộc, kiểm soát phản ứng hay đánh giá của người khác, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi suy nghĩ của chính mình.

  1. Hít thở sâu và tập mỉm cười

Hít thở sâu cho phép bạn cung cấp oxy cho mọi tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tim. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Hãy ngồi thả lỏng, thẳng lưng và hít vào thật chậm, thật sâu. Chú ý hãy hít bằng bụng, không hít bằng ngực, để không khí vào phổi nhiều nhất, sâu nhất có thể. Lặp lại động tác này cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể thoải mái, tự tin hơn.

Bên cạnh đó, mỉm cười là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể xua tan lo âu và giảm căng thẳng hiệu quả. Việc bạn thường xuyên lan toả những giá trị tích cực khi trình bày thông qua nụ cười sẽ khiến người nghe vô cùng thoải mái và hứng thú với những những điều bạn chia sẻ.

Ngoài ra, khi luyện tập nói, hãy cố gắng nói thật dõng dạc. Vì khi bạn tập trung nói to, bật ra những lời mình muốn nói, bạn sẽ thấy mình không còn quá chú ý đến cảm giác căng thẳng nữa, các động tác cơ thể cũng nhờ thế mà tự nhiên hơn.

  1. Xem khán giả phía dưới như bối cảnh, lướt qua một lượt

Đôi khi, việc tập trung chú ý đến khán giả có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, lo âu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu quá chú tâm vào thái độ của một vài người bên dưới sân khấu, bạn sẽ dễ bị phân tâm hoặc vì phản ứng của người nghe mà để xảy ra sai sót. Bạn có thể giao tiếp bằng ánh mắt với người nghe khi mở đầu bài trình bày để thu hút sự chú ý của họ. Nếu thật sự quá căng thẳng, bạn có thể xem người nghe như một phần của bối cảnh, ánh mắt lướt qua từng hàng khán giả, nhưng không dừng lại trên bất cứ người nào quá lâu.

  1. Chuẩn bị đầy đủ nội dung cần trình bày và đến sớm

Khi bạn nấu ăn, bạn cần có nguyên liệu. Khi bạn trình bày trước sân khấu, bạn cũng cần có sự chuẩn bị. Bao giờ khâu chuẩn bị cũng thường tốn thời gian nhiều nhất, vì chuẩn bị càng kỹ, tỷ lệ thành công sẽ càng lớn. Bên cạnh đó, muốn lên sân khấu phát biểu tự tin và thành công, không có cách nào khác ngoài luyện tập. Xét về nội dung thuyết trình và khả năng nắm chắc tiết tấu phát biểu trên sân khấu, không ai có thể giỏi ngay từ lần đầu tiên, thất bại là điều khó tránh khỏi. Nhưng giá trị kinh nghiệm sẽ quyết định tất cả, bạn bỏ ra bao nhiêu công sức, bạn sẽ có bấy nhiêu tự tin. Bí quyết khắc phục chứng sợ sân khấu chính là: Luyện tập, tập nữa, tập mãi.

Ngoài ra, bạn hãy tới sớm để cảm nhận trước cảm giác khi đứng trên sân khấu, tập nở nụ cười và giao lưu với người nghe hoặc luyện tập trình bày một đoạn ngắn nào đó. Những điều ấy đều làm giảm cảm giác căng thẳng, lo âu do áp lực mang lại.

  1. Tham gia các khoá học về diễn thuyết và dạy cách nói trước công chúng

Ngoài việc tự mình rèn luyện, bạn cũng có thể tham gia các khoá học liên quan đến diễn thuyết và tự tin nói trước công chúng. Việc học tại các trung tâm chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn. Bạn sẽ được các thầy/cô huấn luyện, thực hành và góp ý trực tiếp. Chính điều này sẽ giúp bạn cải thiện được chứng sợ sân khấu và có kỹ năng trình bày một cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hiện tại, SUNNYCARE đang tổ chức khoá học “NHÀ DIỄN THUYẾT ĐẠI TÀI” để đồng hành giúp Teen rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, phản xạ nhạy bén trong các tình huống giao tiếp, sự tự tin và bản lĩnh sân khấu, trở thành nhà lãnh đạo toả sáng trong tương lai. Nếu bạn có nhu cầu, hãy tìm hiểu thêm tại đây: https://khoahoc.sunnycare.vn/shop/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *